Nhật Bản Mẹ_hiền_vợ_tốt

Thành ngữ "Mẹ hiền vợ tốt" đã xuất hiện vào nửa sau thời kỳ Minh Trị thuộc cuối thế kỷ 19. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, thành ngữ được dùng để thúc đẩy các chính sách bảo thủ, chủ nghĩa dân tộc, quân phiệt và giúp một nền kinh tế chủ nghĩa tư bản đang trên đà phát triển.[3] Từ cuối thập niên 1890 đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, thành ngữ này ngày càng trở nên phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng, xuất hiện ở cấp độ cao hơn trong các trường nữ sinh công lập và tư thục. Trong thập niên 1890, "mẹ hiền vợ tốt" chỉ được dạy trong một cấp độ cao hơn dành cho những cô gái ưu tú hoặc thượng lưu. Thành ngữ "mẹ hiền vợ tốt" được đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường tiểu học khi bản sửa đổi của sách giáo khoa đạo đức phát hành vào năm 1911.[4]

Phụ nữ được dạy để đáp ứng vai trò "mẹ hiền vợ tốt" vì chủ nghĩa dân tộc, Đế quốc Nhật Bản muốn ngăn chặn cuộc xâm lược của phương Tây. Khi các nước phương Tây đang cải thiện các quyền xã hội của phụ nữ như quyền bầu cử thì Nhật Bản mới chỉ bắt đầu đối diện với các phong trào phụ nữ. Nhật Bản đã cố gắng củng cố vai trò của người phụ nữ và kiểm soát các phong trào xã hội mới thông qua giáo dục quy tắc và cấm các quyền chính trị và xã hội.[4]

Liên quan